7 năm, thay tới 6 công việc, tôi chợt nhận ra mình chỉ nên "nhảy" khi có những dấu hiệu sau

13/10/2018 09:55 AM | Sống

Tuổi trẻ ai cũng từng vài lần nhảy việc. Lựa chọn đúng thời điểm bạn sẽ tìm được một bến đỗ tốt hơn, nhưng cũng có khi điểm đến tiếp theo lại không như mong đợi. Vậy đâu là những dấu hiệu giúp bạn nhận biết thời điểm thích hợp để nghỉ việc và tìm kiếm một chân trời mới.

Nhảy việc, thay đổi môi trường làm việc là điều mà nhiều người trẻ từng trải qua. Trong bảy năm qua, Jessica Thiefels đã có đến 6 công việc khác nhau, nhưng sau tất cả, hiện tại cô đang dừng chân và điều hành dự án kinh doanh của riêng mình.

Trong một cuộc khảo sát năm 2017, 71% người Mỹ cho biết, dù đang có công việc chính thức nhưng họ vẫn luôn suy nghĩ hoặc đang tìm kiếm một công việc mới. Nếu bạn đang suy nghĩ về việc chuyển đổi công việc nhưng chưa chắc chắn thì theo Jessica Thiefels, những dấu hiệu dưới đây có thể cho thấy đã đến lúc bạn cần thay đổi:

1. Bạn đã sẵn sàng để thăng tiến nhưng công ty hiện tại không tạo điều kiện cho việc đó

Một báo cáo của Glassdoor gần đây đã kiểm tra 5.000 hồ sơ của các nhân viên chuyển việc để tìm hiểu lý do tại sao họ rời bỏ vị trí trước đó. Một lý do phổ biến được đưa ra là ở công ty cũ họ không thể phát triển được. Điều này thường liên quan đến lương bổng của nhân viên nhiều hơn là các vấn đề về cân bằng giữa công việc, cuộc sống, lãnh đạo hoặc chính sách phúc lợi của công ty.

Đây cũng là lý do chính của hầu hết những lần nghỉ việc của nhiều người. Đôi khi bạn biết mình đã sẵn sàng cho một vai trò lớn hơn nhưng không thể làm điều đó với công ty hiện tại, bạn nên chọn ra đi. Khi bạn dừng lại ở một vị trí quá lâu, điều đó cũng có nghĩa là sự nghiệp của bạn có nguy cơ bị chững lại.

2. Bạn không nhận được hỗ trợ khi bạn cần đến nó nhất

 7 năm, thay tới 6 công việc, tôi chợt nhận ra mình chỉ nên nhảy khi có những dấu hiệu sau  - Ảnh 1.

Hãy nhớ lại lúc đang ngồi trong các cuộc họp ở công ty đầu tiên của mình, có thể bạn từng có suy nghĩ "Làm thế nào để mình có thể đóng góp cho các cuộc họp này?". Đã không ít lầm bạn cảm thấy mình trông giống như kẻ ngốc trong phòng, khi không hề có ý tưởng, tương tác, phản hồi hay những gợi ý. Tệ hơn nữa, bạn không nhận được bất kỳ sự hỗ trợ nào để có thể làm điều gì đó. Nhiệm vụ được đặt ra trước mắt mà không hề có một lời giải thích nào, chỉ có mệnh lệnh: Phải hoàn thành.

Với một người bắt đầu công việc, có rất nhiều điều cần học hỏi - nhưng không một ai dạy Jessica Thiefelsi. Đó là thời điểm cô cần đến sự giúp đỡ nhiều nhất, đặc biệt là sự hỗ trợ của sếp. Tuy nhiên anh ấy đã không tham dự các cuộc họp cũng như không trả lời email của cô. Và đó cũng là lí do vì sao cô chọn ra đi.

3. Bạn phải làm việc với những ông chủ tồi

Một cuộc khảo sát năm 2017 từ BambooHR đã phát hiện ra rằng có đến 44% số nhân viên bỏ việc vì các lí do liên quan đến người quản lí tại các thời điểm khác trong sự nghiệp của họ.

Bản thân Jessica Thiefels cũng không còn xa lạ gì với thử thách này, và đó là một trong những lý do quan trọng nhất để cô rời bỏ công việc đầu tiên, nơi Jessica không chỉ có một mà tới ba ông sếp tồi. Một ông chủ quá bận rộn, một người khác không biết cách quản lý con người, và người khác nữa thì không quan tâm đến những gì nhóm nhân viên đang làm sẽ tác động như nào đối với toàn công ty.

Sau này khi Jessica Thiefels được hỏi câu hỏi, "Công việc yêu thích của bạn trong quá khứ là gì và tại sao?" trong các cuộc phỏng vấn xin việc, câu trả lời của cô luôn là McDonalds, nơi côi làm thêm ở trường trung học. Bởi vì ở đó có những ông chủ tuyệt vời. Nó khiến công việc trở nên thú vị hơn và Jessica cảm nhận được giá trị công việc mà mình làm.

4. Bạn không tìm được ý nghĩa trong công việc của mình

 7 năm, thay tới 6 công việc, tôi chợt nhận ra mình chỉ nên nhảy khi có những dấu hiệu sau  - Ảnh 2.

Khi Jessica Thiefels nhận được một công việc liên quan đến biên tập, cô đã rất vui mừng. Đó có thể là một cơ may đối và cô tin rằng mình sẽ làm việc hết mình cho công việc mơ ước này. Nhưng Jessica đã nhanh chóng nhận ra, ngay trong ngày đầu tiên, rằng cô chỉ đang làm việc giống như một cỗ máy và công việc của cô là khuấy động càng nhiều nội dung càng tốt.

Sau những gì Jessica học được từ các công việc trước đó, từ quản lý nhân lực, chỉnh sửa nội dung, đến quản lý chiến lược truyền thông xã hội, công việc hiện tại thực sự rất nhàm chán và không có nhiều ý nghĩa như cô tưởng. Đến cuối cùng, sau 1 năm rưỡi làm việc, dù đã cố gắng điều chỉnh để thích nghi, Jessica vẫn cảm thấy mình cần phải ra đi để tìm kiếm một công việc mà cô cảm thấy mình thực sự muốn gắn bó vì những ý nghĩa là nó mang lại.

Mặc dù Jessica Thiefels đã từng rời bỏ nhiều công việc vì một lý do nào đó, nhưng cô cũng học được nhiều điều bổ ích từ những công việc cũ. Bây giờ, khi đã có hẳn một dự án kinh doanh của riêng mình, cô vẫn thường tham khảo lại tất cả những kinh nghiệm làm việc trước đó về những việc phải làm và những gì không nên làm. Và Jessica sẽ tiếp tục bổ sung nó cho những chặng tiếp theo trong sự nghiệp của mình.

Theo Minh An

Cùng chuyên mục
XEM