60% cây trồng và 50% động vật hoang dã có thể bị biến mất trên toàn cầu chỉ vì điều này

18/03/2018 11:06 AM | Xã hội

Bạn tin không, 1/2 số thực vật và động vật có thể bị xóa sổ nếu khí hậu thay đổi một cách không kiểm soát cùng nền nhiệt toàn cầu tăng thêm 4,5 độ C.

Mới đây, các chuyên gia về động vật hoang dã đã đưa ra lời cảnh báo, khoảng 60% cây trồng và 50% động vật hoang dã có thể bị biến mất trên toàn cầu, bao gồm khu vực rừng Amazon và Madagascar vào năm 2100.

Nguyên nhân của sự biến mất lượng lớn động, thực vật này được đưa ra là bởi lượng khí nhà kính không được kiểm soát. Được biết, rùa, voi, hổ, báo tuyết, gấu trúc khổng lồ và gấu Bắc cực sẽ nằm trong số những động vật bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

60% cây trồng và 50% động vật hoang dã có thể bị biến mất trên toàn cầu chỉ vì điều này - Ảnh 1.

Theo một nghiên cứu khoa học, ngay cả khi các mục tiêu hạn chế sự nóng lên toàn cầu không vượt quá 2 độ C (ngưỡng này được đặt ra trong Hiệp định khí hậu Paris) thì 1/4 các loài vẫn có thể biến mất khỏi khu vực tự nhiên quan trọng nhất trên Trái đất.

Các nhà nghiên cứu đã xem xét những tác động của sự gia tăng nhiệt độ và thay đổi lượng mưa theo kịch bản khí hậu khác nhau trên 80.000 loài ở 35 vùng tự nhiên.

60% cây trồng và 50% động vật hoang dã có thể bị biến mất trên toàn cầu chỉ vì điều này - Ảnh 2.
60% cây trồng và 50% động vật hoang dã có thể bị biến mất trên toàn cầu chỉ vì điều này - Ảnh 3.
60% cây trồng và 50% động vật hoang dã có thể bị biến mất trên toàn cầu chỉ vì điều này - Ảnh 4.

Kết quả cho thấy nếu nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng 3,2 độ C, khu vực rừng Amazon có nguy cơ mất 69% loài thực vật và 50% các loài động vật ở Amazon sẽ bị mất đi.

Nếu nền nhiệt tăng 4,5 độ C sẽ gây ra tác động tàn phá vô cùng lớn đối với thực vật và động vật, nó có thể sẽ làm mất đi 80% động vật có vú ở rừng Miombo và 67% thực vật ở Amazon.

Giáo sư Rachel Warren của Đại học East Anglia (Anh) đã chỉ ra lợi ích của việc hạn chế sự nóng lên của toàn cầu đến 2 độ C đối với động vật hoang dã: "Nếu sự ấm lên toàn cầu bị giới hạn ở mức 2 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp, sự mất mát này có thể giảm xuống còn 25%".

Theo Tiến sĩ Stephen Cornelius, thuộc Quỹ Bảo tồn thiên nhiên thế giới của Anh: "Đây là một vấn đề toàn cầu. Không có một khu vực nào không bị ảnh hưởng trên Trái đất này - kể cả 1 số khu vực có sức chịu đựng tốt hơn các khu vực khác". Ta cần hành động ngay để bảo vệ Trái đất.

Cuộc nghiên cứu được công bố trên tạp chí Climatic Change.

Theo Huyền Vân

Cùng chuyên mục
XEM