5 sự thật thú vị về quốc gia hạnh phúc thứ 5 thế giới

27/12/2017 11:00 AM | Xã hội

Sau cuộc cách mạng Nga, Phần Lan đã tuyên bố độc lập vào ngày 6 tháng 12, năm 1917. Theo World Happiness Report 2017, Phần Lan xếp thứ 5 thế giới về chỉ số hạnh phúc và sau đây là 5 sự thật đáng kinh ngạc về đất nước vừa tròn 100 tuổi này.

Quê hương của Baby Box

Phần Lan có tỷ lệ trẻ sơ sinh tử vong thấp thứ 2 trên thế giới, chỉ xếp sau Iceland. Tuy nhiên, kết quả đáng tự hào này không tự nhiên mà có.

5 sự thật thú vị về quốc gia hạnh phúc thứ 5 thế giới - Ảnh 1.

 Vào cuối những năm 1930s, gần 1/10 trẻ em ở Phần Lan tử vong trước 1 tuổi. Vào năm 1937, chính phủ Phần Lan đã thông qua một đạo luật để tài trợ các “hộp quà thai sản” cho những bà mẹ mới từ các gia đình có thu nhập thấp.

Những hộp quà này được biết đến một cách trìu mến với tên gọi Baby Box, và sau này được mở rộng cho tất cả các bà mẹ ở Phần Lan. Những hộp quà trẻ em ngày nay bao gồm 53 vật dụng như quần áo, đồ dùng y tế và giường. Nhiều bà mẹ Phần Lan sử dụng chính chiếc hộp bìa cứng này để làm chiếc giường đầu tiên cho những đứa con của họ.

Để nhận được hộp quà trẻ em này hay một khoản trợ cấp thay thế, những bà mẹ tương lai phải đi khám bác sĩ hoặc tại các phòng khám thai trước tháng thứ 4 của thai kỳ.

Điều này đã thúc đẩy sự suy giảm nhanh chóng tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh từ mức đỉnh gần 9% vào năm 1940 xuống còn 0,21% ở thời điểm hiện tại. Con số này ít hơn ¼ mức trung bình của châu Âu, và nhỏ hơn 1/3 tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh ở Mỹ.

Những ông bố Phần Lan dành nhiều thời gian với con cái hơn những bà mẹ

5 sự thật thú vị về quốc gia hạnh phúc thứ 5 thế giới - Ảnh 2.

 Phần Lan là quốc gia phát triển duy nhất trên thế giới nơi bố của những đứa trẻ ở độ tuổi học tiểu học dành nhiều thời gian cho con cái hơn mẹ của chúng.

Báo cáo Theo đuổi bình đẳng giới của OECD cho thấy phụ nữ Phần Lan chăm sóc trẻ nhiều hơn khi chúng còn nhỏ, nhưng tình hình lại đảo ngược khi chúng đến tuổi đi học.

Một báo cáo trước đây của OECD về cân bằng công việc – cuộc sống đã ghi nhận rằng nhiều bà mẹ Phần Lan dành thời gian nghỉ đẻ ở nhà để chăm sóc con cái khi chúng còn rất nhỏ nhưng quay lại làm việc toàn thời gian khi chúng cứng cáp hơn.

Những người bố Phần Lan cũng có xu hướng làm việc toàn thời gian, nhưng tích cực chăm sóc con cái ngoài giờ học. Thói quen này được khuyến khích từ khi người Phần Lan bắt đầu làm cha mẹ, với việc những người ông quốc gia này cũng được nghỉ phép đến 9 tuần để chăm sóc con mới sinh.

Tuy nhiên, chỉ 18 ngày trong số này là họ được nghỉ cùng lúc với vợ của mình, giúp cho nhiều bà mẹ có thể trở lại làm việc sớm hơn sau khi sinh con.

Phần Lan thu hẹp khoảng cách về giới

Phụ nữ Phần Lan nằm trong số những người phụ nữ được trao quyền nhiều nhất trên thế giới.

Theo Báo cáo khoảng cách về giới 2017, Phần Lan có khoảng cách nhỏ thứ ba trên thế giới. Khoảng cách giữa đàn ông và phụ nữ Phần Lan về tổng thể đã thu hẹp được 82%, còn giáo dục giữa bé trai và bé gái gần như tương đương.

Phần Lan cũng thu hẹp khoảng cách tiền lương giữa 2 giới của những nhân viên công sở và kỹ thuật, và là một trong 5 quốc gia tuyệt vời nhất thế giới về đại diện của phụ nữ trong chính trị.

Vùng đất của hồ

Phần Lan tự phong cho mình biệt danh “Vùng đất của một nghìn cái hồ”, nhưng trên thực tế, quốc gia này có nhiều hơn con số này rất nhiều, chính xác là 188.000 hồ. Nước ngọt chiếm tới 10% tổng diện tích đất của cả nước.

Vùng phía bắt thủ đô Helsinki được gọi là Lakeland, và nước chiếm tới 25% diện tích đất ở đây. Phần Lan cũng chính là vùng hồ lớn nhất ở châu Âu.

Quê hương của ông già Noel

5 sự thật thú vị về quốc gia hạnh phúc thứ 5 thế giới - Ảnh 3.

 Lapland là vùng cực bắc của Phần Lan, bên trong vùng cực và chung biên giới với Thụy Điển, Na Uy, Nga và biển Baltic. Đây cũng là quê hương của Santa Claus. Mùa đông ở Lapland có thể kéo dài trong 7 tháng, và 2016 là năm kỷ lục của ngành du lịch tại đây.

Du khách đến với Lapland chủ yếu vì các môn thể thao mùa đông như trượt tuyết và trượt băng. Nhưng một số cũng đến đây với hi vọng sẽ tìm được hàng động của ông già Noel.

K Nguyễn

Cùng chuyên mục
XEM