5 kiểu nhân viên sếp muốn sa thải đầu tiên: Bạn cần biết để không phải là một trong số đó

11/05/2018 19:00 PM | Kinh doanh

Nếu công ty bạn đang gặp khó khăn trong hoạt động và vấn đề cắt giảm nhân sự để giảm chi phí được đặt ra, và bạn cảm giấy mình là một trong các kiểu nhân viên sau đây thì rất có thể bạn đang nằm trong "tầm ngắm" của sếp.

Nhân viên có vai trò dễ dàng được thay thế bởi thuê ngoài

Các nguồn nhân lực thuê ngoài có thể không ổn định, không cống hiến hết mình cho hoạt động của công ty nhưng lại dễ dàng tìm kiếm, đơn giản trong sử dụng, tiết kiệm chi phí đặc biệt với các vị trí công việc công ty không cần thường xuyên. Trong môi trường mà việc kết nối trở nên dễ dàng như hiện nay, bất kỳ vị trí công việc nào có thể được hoàn thành nhờ vào việc kết nối internet và điện thoại thì đều có thể được thuê ngoài.

Nhân viên không chịu học các kỹ năng công việc mới

Dù bạn đang làm việc trong ngành nào, nó cũng có thể đã thay đổi đáng kể chỉ trong một thời gian ngắn. Mô tả công việc của bạn cũng có thể đã thay đổi và công ty của bạn có thể đang thúc đẩy những công nghệ mới và quy trình đào tạo nhân viên để đáp ứng nhu cầu phát triển của bản thân ngành đó, cũng như đòi hỏi của khách hàng.

 5 kiểu nhân viên sếp muốn sa thải đầu tiên: Bạn cần biết để không phải là một trong số đó  - Ảnh 1.

Nếu bạn đang tìm cách bảo đảm cho công việc của mình, đừng từ chối các cơ hội học hỏi các kỹ năng mới. Kháng cự lại sự thay đổi hoặc hoàn toàn cự tuyệt sự thay đổi cách bạn thực hiện công việc có thể khiến bạn trở thành mục tiêu cho việc sa thải có thể xảy đến trong tương lai vì sếp có thể đưa ra lý do bạn không còn khả năng tự điều chỉnh cho phù hợp với mục tiêu công việc của công ty nữa. Trong khi đó các nhân viên với thâm niên ít hơn nhưng lại có khả năng thích nghi nhanh chóng và ít “ồn ào” hơn lại có nhiều khả năng được giữ lại khi có sự tinh giảm biên chế.

Nhân viên hời hợt với công việc

Bạn có nghĩ rằng bạn đã hoàn thành mọi công việc khi hộp thư đến của bạn đã trống rỗng? Và sau đó bạn có thể dành nửa ngày để sắp xếp lại bàn làm việc của mình. Nếu bạn không chủ động tìm kiếm thêm trách nhiệm công việc mới cho mình và sếp nhận ra rằng khối lượng công việc mà bạn đang đảm nhiệm thực sự nhẹ tới mức nào thì bạn hoàn toàn đang nằm trong vùng nguy hiểm nhận được quyết định sa thải cho những ngày làm việc với hiệu suất thấp của mình. làm việc với hiệu suất thấp của mình.

Kiểu nhân viên này không đồng nghĩa với việc không có năng lực, mà có thể chỉ là do thiếu kinh nghiệm, người luôn mong muốn sự thoải mái nhàn nhã cho bản thân, người không quan tâm đúng mức tới công việc và phát triển sự nghiệp, người sẵn sàng để những người khác trong nhóm/bộ phận dành làm phần việc của mình, hoặc nhân viên sắp nghỉ hưu và không còn động lực làm việc.

 5 kiểu nhân viên sếp muốn sa thải đầu tiên: Bạn cần biết để không phải là một trong số đó  - Ảnh 2.

Nhân viên thường xuyên gây phiền nhiễu

Cho dù bạn có tự nhận ra điều này hay không, khả năng làm cho sếp và các đồng nghiệp cảm thấy tốt hơn, dù chỉ đơn thuần về mặt cảm xúc, giúp nâng cao vị thế của bạn trong công ty. Đó là một trong những kỹ năng mềm tuyệt vời mà các nhà tuyển dụng hiện đại luôn tìm kiếm, và đó có thể chính là yếu tố quyết định đến việc ai sẽ giành được quyền ở lại trong tình trạng khó khăn của công ty.

Ngược lại, nếu bạn là đối tượng thường xuyên đưa đến cho sếp những điều phiền toái như chậm deadline, muộn trong bài thuyết trình quan trọng, công khai thách thức đồng nghiệp, thường xuyên thô lỗ hay phát ngôn tiêu cực về công ty… thì bạn khó có thể mong đợi sếp sẽ chiến đấu hết mình để giữ bạn lại công ty.

Nhân viên làm công ty tốn quá nhiều chi phí

Khó khăn tài chính thường là lý do chủ yếu cho quyết định cắt giảm nhân sự bởi chi phí lương luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí của một doanh nghiệp. Trong bối cảnh này, nếu bạn đang được trả mức lương cao trong công ty, bạn có thể mong đợi những người hoạch định tiền lương có cái nhìn chi tiết hơn về tầm quan trọng công việc bạn đang đảm nhiệm tương xứng với mức lương ấy. Khi nhà quản lý có thể sa thải một người lương cao thay vì 3 người khác với mức lương bằng 1/3 thì đó có thể là sự lựa chọn dễ chịu hơn, trừ khi nhân viên với mức lương cao là người không thể thay thế.

Đồng thời chi phí nhân viên không chỉ là chi phí bằng tiền nói chung hay chi phí lương nói riêng. Một nhân viên với các công việc cá nhân ảnh hưởng tới năng suất công việc, nhân viên khiến sếp mất nhiều thời gian để làm "trọng tài" cho các cuộc tranh luận… thì sa thải hoàn toàn có thể là phương án tốt để cắt giảm chi phí thời gian mà công ty đang phải trả cho nhân viên đó.

Theo Tâm An

Cùng chuyên mục
XEM