3 yêu cầu của Trung Quốc trong cuộc chiến thương mại là gì?

15/05/2019 15:00 PM | Xã hội

Trung Quốc đưa ra ba yêu cầu để kết thúc chiến tranh thương mại, nhưng chỉ một được chấp nhận.

Theo đại diện truyền thông của Trung Quốc, quốc gia này đang đưa ra ba yêu cầu với Mỹ để kết thúc cuộc chiến thương mại:

1. Trung Quốc yêu cầu Mỹ tháo gỡ tất cả thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc;

2. Trung Quốc yêu cầu tất cả số hàng hóa Mỹ đặt mua cần được thực sự thực hiện;

3. Trung Quốc yêu cầu chủ quyền và nhân phẩm của mình phải được tôn trọng.

Nhiều phương tiện truyền thông Trung Quốc nói về điều này, bao gồm Nhật báo Nhân dân, Tân Hoa Xã và Thời báo Hoàn cầu. Tuy nhiên ba yêu cầu này không thể được đáp ứng hoàn toàn, đặc biệt là điều thứ nhất - xóa bỏ thuế quan và điều thứ ba - giữ gìn chủ quyền Trung Quốc đều là những điểm mấu chốt trong cuộc đàm phán của chính quyền Trump.

Các nhà đàm phán Hoa Kỳ đang yêu cầu Trung Quốc thông qua luật cho phép các công ty nước ngoài có quyền truy đòi pháp lý ở Trung Quốc nếu họ bị đánh cắp tài sản trí tuệ, hoặc bị buộc phải chuyển giao công nghệ cho đất nước này.

Nhưng đối với Trung Quốc, thông qua các luật như vậy là vi phạm chủ quyền của quốc gia này. Còn về phía chính quyền Trump, đó là một phần của việc thực thi thỏa thuận thương mại và nước này sẽ không xóa bỏ hàng rào thuế quan cho đến khi những cơ chế trên được áp dụng.

Đó là nguyên nhân sâu xa của cuộc chiến căng thẳng này!

Mặc dù vậy, về yêu cầu thứ hai, nhu cầu của Trung Quốc là hợp pháp. Chính phủ Mỹ yêu cầu sức mua lớn từ phía Trung Quốc nhưng không được gây nên xáo trộn trong chuỗi cung ứng. Điều này khá nguy hiểm vì có thể làm thay đổi bản chất của nền kinh tế Trung Quốc, biến nước này từ một chủ nợ thành một con nợ.


Hàng hóa

3 yêu cầu của Trung Quốc trong cuộc chiến thương mại là gì? - Ảnh 1.

Vào tháng 3, các nhà phân tích của Citigroup, Dana Peterson và Catherine Man viết rằng, thực sự Mỹ không thể xuất khẩu số lượng lớn hàng hóa sang Trung Quốc mà không làm gián đoạn thương mại với các đối tác khác (ngoài Trung Quốc) hoặc không làm thay đổi sản xuất của Hoa Kỳ.

Theo Peterson và Mann, "Trung Quốc có nhu cầu lớn nhất về đậu nành, thẻ thông minh, mạch tích hợp điện tử, đèn LED, xe khách, phụ tùng và phụ kiện xe cơ giới, máy bay lớn, dược phẩm và 'máy móc khác.'". Tất cả hàng hóa này, ngoài đậu nành, đều tiềm ẩn những rủi ro khác nhau đối với Mỹ.

Trích dẫn dữ liệu từ Trung tâm thương mại quốc tế, Peterson và Mann chỉ ra rằng Hoa Kỳ có thể gửi thêm khoảng 19 tỷ đô la đậu nành và thịt chọn lọc cho Trung Quốc – nhưng với hàng hóa yêu cầu theo sau đó thì không khả thi. Họ nói rằng:

"Hoa Kỳ có thể có thể tăng nguồn cung sản phẩm đậu nành cũng như các loại thịt cho Trung Quốc trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, đáp ứng đề xuất 1,2 nghìn tỷ đô la Mỹ cho các lô hàng bổ sung tới Trung Quốc trong vòng sáu năm, bao gồm các sản phẩm về năng lượng, máy móc và công nghệ, sẽ cần điều chỉnh lớn ở các đối tác thương mại hiện tại của Hoa Kỳ, cũng như cấu trúc lại việc sản xuất trong nước cho những mặt hàng này."

Một phần của vấn đề là có sự không cân bằng giữa những gì Trung Quốc muốn và những gì Mỹ phải bán. Ví dụ, Mỹ muốn bán cho Trung Quốc nhiều máy bay hơn, nhưng Trung Quốc không quá hứng thú với sản phẩm này. Trung Quốc muốn nhập khẩu nhiều thiết bị điện tử của Mỹ hơn, nhưng Mỹ không muốn bán chúng.

Một ví dụ: Mỹ sẽ phải thay đổi các giao thức an ninh quốc gia để giao dịch hàng hóa mà Trung Quốc thực sự muốn. Trong trường hợp khác - như ô tô công nghệ cao – nguy cơ bị ăn cắp sở hữu trí tuệ là rất lớn.

Trích dẫn dữ liệu từ Cục Dự trữ Liên bang, Peterson và Mann chỉ ra vấn đề khác: Mỹ không dư dả tài nguyên đến thế: Khi nói đến thực phẩm, xe cơ giới, chất bán dẫn và hàng không vũ trụ, Mỹ đang sản xuất đủ dùng. Còn nói về năng lượng và gia cầm, nhu cầu ở Mỹ thậm chí còn lớn hơn thực tế sản xuất.

Giải pháp được đưa ra cho những vấn đề này là lấy hàng hóa từ các đối tác thương mại khác và bán chúng cho Trung Quốc thay thế. Nhưng điều này không có lợi cho kinh tế Mỹ.


Thay đổi Trung Quốc 

3 yêu cầu của Trung Quốc trong cuộc chiến thương mại là gì? - Ảnh 2.

Về phía Trung Quốc, có những vấn đề với việc mua thêm hàng hóa của Hoa Kỳ. Vào tháng 1, Trung Quốc đã đưa ra ý tưởng rằng trong sáu năm tới, họ có thể mua hàng hóa của Mỹ để giảm thâm hụt thương mại giữa hai nước.

Phía Mỹ tất nhiên ủng hộ điều này, nhưng nó không diễn ra dễ dàng thế.

Trong một ghi chú, các nhà phân tích của Barcays, Michael Gavin và Ajay Rajadhyaksha đã bác bỏ lời hứa đó của Trung Quốc vì cán cân thanh toán của nước này thực sự không thể duy trì các giao dịch mua đó mà không chuyển từ nền kinh tế Trung Quốc sang chủ nợ (Điều mà chắc chắn chính phủ nước này không muốn!).

Cách khác là nhập khẩu vốn: Không có gì sai khi là nhà nhập khẩu vốn - Mỹ là một ví dụ - nhưng để duy trì thâm hụt tài khoản vãng lai, Trung Quốc cần nhiều tài sản lưu động cho người nước ngoài mua. Và hiện nay đất nước này không có những thứ đó. Ví dụ, chỉ riêng mức trần thị trường của S&P 500 là gần 110% GDP của Hoa Kỳ, thì Shanghai Composite có mức vốn hóa thị trường là 30% GDP của Trung Quốc.

"Để Trung Quốc tài trợ thâm hụt tài khoản vãng lai 3% liên tục sẽ đòi hỏi tổng nợ nước ngoài gần 80% GDP của Trung Quốc", các nhà phân tích nói. "Điều này có vẻ cao, nhưng vẫn ở mức chấp nhận được. Ví dụ, Mỹ hiện duy trì tổng nợ nước ngoài bằng 175% GDP."

Xây dựng tài sản như thế này cần có thời gian. Và Trung Quốc đang cố gắng, nhưng vẫn chỉ là những bước khởi động. Thị trường trái phiếu nước này vẫn ở mức đang phát triển.

Thêm vào đó, việc trở thành một con nợ ròng sẽ khiến nền kinh tế Trung Quốc phải chịu ảnh hưởng từ sự thay đổi của thị trường nhiều hơn. Và nó trái với tham vọng của Trung Quốc trong việc tài trợ cho "Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường", trước đây được gọi là "Một vành đai, Một con đường".

MMM

Cùng chuyên mục
XEM