3 triệu smartphone Trung Quốc nhiễm mã độc: đã có danh sách, có cả thương hiệu đang bán ở Việt Nam

21/11/2016 08:52 AM | Công nghệ

Việc smartphone Trung Quốc nhiễm mã độc đã không còn quá lạ, nhưng trong đó có cả các hãng đang bán ở Việt Nam, vì thế tình trạng đang ở mức báo động.

Với một báo cáo gần đây nhất, ngoài vụ việc các smartphone Trung Quốc bị cài phần mềm gián điệp, chúng ta đã biết chính xác tổng số các thiết bị Android đang bị nhiễm mã độc ở thời điểm hiện tại trên toàn thế giới.

Hãy cẩn thận với các ứng dụng Root trên Android.

Mặc dù đang là hệ điều hành có số lượng người dùng và các thiết bị sử dụng lớn nhất hành tinh, nhưng do Android là mã nguồn mở, các vấn đề về an ninh luôn là điều cần chú ý đặc biệt quan tâm.

Các thiết bị Android hiện tại sẽ có thể có sẵn mã độc trên các bản rom (cả rom gốc của hãng lẫn rom của các lập trình viên ở các diễn đàn cung cấp), ngoài ra các phần mềm có thể can thiệp trên máy như các tool root cũng là tác nhân chính, tất cả đều có thể cài các mã độc hay phần mềm gián điệp lên smartphone của chúng ta.

Con số 3 triệu thiết bị được nhắc đến lần này đa số hiện tại đang hoạt động ở Mỹ, với những mã độc và phần mềm gián điệp, kẻ gian sẽ có thể tận dụng lỗ hổng để điều khiển các thiết bị. Đáng báo động nhất là có thể bị đánh cắp số thẻ ngân hàng, thông tin cá nhân hoặc thậm chí chuyển tiền từ tài khoản người dùng bằng mã độc mà không cần sự cho phép

“Trước đó, có 2 tên miền không đăng kí đã lợi dụng các lỗ hổng để xâm nhập vào các thiết bị Android truy cập vào, ngay lập tức tập đoàn bảo mật BitSight Technologies đã giúp người dùng tiến hành khắc phục. Ngoài ra, 1 số mã độc hiện tại còn được tích hợp vào sẵn firmware của các thiết bị Android khi bán ra, chúng sẽ gởi thông tin của người dùng, danh bạ và lịch sử cuộc gọi về cho công ty mẹ ở Trung Quốc – Trước đó chúng tôi cũng từng nhắc đến ”

Đa phần các thiết bị Android ở Mỹ bị phát hiện nhiễm mã độc đều từ nhà sản xuất BLU, chiếm 26% trong tổng số 3 triệu thiết bị đã phát hiện lần này. Kế đến là các smartphone của Infinix (hiện đang bán ở Việt Nam (với tỉ lệ chiếm 11% tổng số, Dooge chiếm 8% và Xolo và Leagoo lần lượt chiếm 4% và 4,7 %.

Hiện tại danh sách cụ thể chỉ mới được tiết lộ như đã nêu trên, 47% còn lại vẫn chưa thể xác định được từ những thương hiệu nào, nhưng chắc chắn sắp tới sẽ được tiếp tục công bố với người dùng.

Tình trạng này cực kì nghiêm trọng và đáng báo động, vì ngoài smartphone và các thiết bị di động, mã độc cũng có thể lây nhiễm cả các hệ thống ngân hàng, các công ty chính phủ và số lượng thiết bị điện tử bị lây nhiễm sẽ có thể không kiểm soát được nếu tình trạng vẫn tiếp diễn.

“Trong trường hợp chúng ta đang sử dụng các thiết bị có trong danh sách trên hoặc của các nhà sản xuất Trung Quốc, hãy sử dụng các phần mềm dọn dẹp để kiểm tra, ngoài ra có thể liên hệ trực tiếp với nhà sản xuất. Theo như BitSight và CERT, hiện tại mới chỉ có BLU đã tung ra bản cập nhật để khắc phục cho người dùng, nhưng BitSight vẫn chưa đánh giá được độ “chuẩn” bản cập nhật của BLU để xem có thật sự hiệu quả hay không.

Cùng chuyên mục
XEM