10 năm kinh nghiệm làm việc cũng không thể khiến tôi tránh được nguy cơ thất nghiệp: Giá như biết sớm, năm 20 tuổi tôi đã làm việc kiểu khác!

11/01/2019 11:16 AM | Sống

Tất cả những gì bạn có được sau ngần đó năm làm việc dường như chỉ là sự gia tăng về tuổi tác, còn kĩ năng và kinh nghiệm nghề nghiệp lại không thể theo kịp sự gia tăng tuổi tác đó.

Bạn đã từng để ý lĩnh vực mà bạn đang làm việc đang có những sự thay đổi ra sao chưa?

Làm việc mấy năm trong lĩnh vực này rồi, liệu bạn có phát hiện ra hiện tại và quá khứ có gì khác nhau không? 

Nếu khoảng mấy năm nữa, ngành nghề mà bạn đang làm không còn hot nữa hay thậm chí biến mất, vậy bạn cảm thấy mình có thể dựa vào cái gì để đứng vững?

...

Nếu bạn chưa từng nghĩ đến những vấn đề này, cũng chưa từng có kế hoạch B cho những gì xảy ra cho tương lại vậy thì thật tiếc phải nói với bạn rằng, đợi đến một ngày nào đó, khi nguy cơ thực sự xảy đến, một người không hề có sự chuẩn bị như bạn, chỉ có thể lựa chọn duy nhất một con đường mang tên "thất bại" mà thôi.

10 năm kinh nghiệm làm việc cũng không thể khiến tôi tránh được nguy cơ thất nghiệp: Giá như biết sớm, năm 20 tuổi tôi đã làm việc kiểu khác! - Ảnh 1.

Ở nơi làm việc, bạn là đang tích lũy kinh nghiệm hay chỉ đơn giản đi làm giết thời gian?


Ở nơi làm việc, có một kiểu người, khi đã ở vị trí nào đó một thời gian liền nghĩ rằng kinh nghiệm của mình đủ phong phú rồi, vì vậy không còn tinh thần cầu tiến hay học hỏi nữa, mỗi ngày đều đi làm như một cái máy, đi làm để đối phó. Mỗi tháng, ngày khiến họ vui vẻ nhất chính là ngày được phát lương.

Một bạn đọc tên C. vì công ty đang làm lợi nhuận càng ngày càng đi xuống nên cô ấy đã đổi sang một công ty khác làm. Vào làm chưa được mấy tháng đã oán thán vị giám đốc ở công ty mới này không tốt. Kết quả làm việc chưa được 3 tháng đã bị cho thôi việc với lý do "không hoàn thành tốt chức trách".

C. chưa bao giờ nghĩ rằng điều này sẽ xảy ra với một người có kinh nghiệm 10 năm ở công ty trước như cô.

"Tôi không tốt ở điểm nào? Nói tôi không hoàn thành tốt chức trách? Tôi nghĩ rõ ràng vị lãnh đạo kia sợ tôi trở thành đối thủ cạnh tranh của cô ta". C. bất mãn nói.

C. còn nói, từ sau khi chuyện này xảy ra, những lần tìm việc sau đó của cô đều không thuận lợi, cảm thấy chuyện này giống như bước ngoặt khiến sự nghiệp của cô xuống dốc vậy.

Thật vậy ư?

Khi được hỏi về thế mạnh của bản thân và những việc trước kia khiến cô cảm thấy có cảm giác thành tựu, C. phản ứng lại như sau: trầm lặng, nghĩ một vài phút rồi sau đó nói một tràng.

Gì mà có hứng thú với tâm lý học nhưng lại chưa từng học bất cứ cái gì liên quan đến ngành này, gì mà muốn học vẽ nhưng lại không có thời gian đi học, rồi thành tích môn tiếng Anh cũng không tồi, nhưng tiếc là sau khi tốt nghiệp lại không dùng đến….

Cứ như vậy, cô ấy nói một loạt những chuyện không liên quan đến công việc.

Câu chuyện của C. có lẽ là hình ảnh thu nhỏ của những người cũng đang gặp phải nguy cơ nghề nghiệp giống cô ấy.

Tất cả những gì họ có được sau ngần đó năm làm việc dường như chỉ là sự gia tăng về tuổi tác, còn kĩ năng và kinh nghiệm nghề nghiệp lại không thể đuổi kịp tuổi tác, nhận thức về nghề nghiệp và lĩnh vực mà mình làm chỉ ở mức độ sơ cấp, cứ như vậy thì dù bạn có làm 9 năm, 10 năm thì có tác dụng gì?

10 năm kinh nghiệm làm việc cũng không thể khiến tôi tránh được nguy cơ thất nghiệp: Giá như biết sớm, năm 20 tuổi tôi đã làm việc kiểu khác! - Ảnh 2.

Thiếu kế hoạch nghề nghiệp là nguyên nhân chính khiến nhiều người rơi vào tình trạng "nước chảy bèo trôi"


Một kế hoạch nghề nghiệp có hệ thống rốt cuộc bao gồm những bước nào?

Đầu tiên là phải tự mình phân tích, bạn có cái gì?

Phần này bao gồm nền tảng giáo dục và kinh nghiệm chuyên môn, khung kĩ năng và nhận thức về nghề nghiệp mà mình có, những thứ đó liệu có đủ cho bạn có một bộ hồ sơ xin việc làm "xịn xò" hay không…

Thông qua đánh giá kinh nghiệm việc làm, sở trường và mong muốn, cũng như bối cảnh cuộc sống của một người, bạn có thể phán đoán khoảng 8 đến 9 phần về con người họ.

Một người trong suốt quá trình làm việc lâu dài mà lại không có lấy một thành tích nổi bật nào, cũng không có bất cứ trải nghiệm mới mẻ nào, chỉ muốn thông qua tư vấn nghề nghiệp để thay đổi vận mệnh của bản thân thì chẳng khác nào đang nằm mơ cả.

Tiếp theo, làm rõ giá trị quan của mình, bạn muốn gì?

Hai người có cùng điều kiện, nếu giá trị quan không giống nhau thì con đường mà họ lựa chọn cũng sẽ khác nhau hoàn toàn.

Vì vậy, muốn định vị được bản thân một cách khách quan, bạn bắt buộc phải biết cách lựa chọn, không thể cái gì cũng muốn được, đứng trước một loạt những điều kiện trông có vẻ không tồi, bạn chấp nhận lấy cái gì và từ bỏ cái gì.

Có một giá trị quan rõ ràng, bạn mới có thể có được thứ mà mình muốn.

Cuối cùng là phân tích động cơ và trình độ, bạn là ai?

Đối với rất nhiều người, chức vụ và công việc mà họ đang có không thể đáp ứng được quá trình trưởng thành của họ. Nhưng thực tế cho thấy những người đó phần lớn đều không có mục tiêu cụ thể, thiếu động cơ để tạo ra thành tựu, dẫn đến sự nhiệt tình với công việc càng ngày càng giảm dần, nhận thức cũng như tầm nhìn bị giới hạn, nếu người đó không những lười biếng mà còn không thích học tập, vậy thì tình hình sẽ còn tệ hơn rất nhiều. Họ trước giờ không biết đột phá để tạo ra thành tựu trong công việc, chỉ biết quy chụp nguồn cơn cho sự không thuận lợi của mình lên môi trường và nghề nghiệp.

Cũng như vậy, trong trường hợp của C., sau khi tốt nghiệp ra trường, công việc mà cô ấy chọn là kiểu "nước chảy bèo trôi", cô ấy trước giờ chưa từng dừng lại để nhìn nhận, phân tích bản thân mình, cũng chưa bao giờ chủ động nắm bắt thông tin liên quan đến nghề nghiệp, cuối cùng dẫn đến kết quả như ngày hôm nay.

10 năm kinh nghiệm làm việc cũng không thể khiến tôi tránh được nguy cơ thất nghiệp: Giá như biết sớm, năm 20 tuổi tôi đã làm việc kiểu khác! - Ảnh 3.

Con đường phát triển của mỗi người, chỉ có thể được mở ra bằng cách khám phá ra năng lực thực sự của bản thân


Con đường phát triển của mỗi người sở dĩ khác nhau là bởi năng lực của họ không giống nhau.

Đối với rất nhiều người mà nói, trước 30 tuổi, bạn cần phải làm một chuyện vô cùng quan trọng đó là nỗ lực am hiểu một lĩnh vực nào đó.

Có vậy bạn mới có thể nói đến chuyện của năm sau 30 tuổi, khi đó bạn hoàn toàn có thể kết hợp với tri thức của các lĩnh vực liên quan để tạo ra cái mới, để đột phá.

Ví dụ, một người rất giỏi trong lĩnh vực lập trình, nếu sau 30 tuổi, người này có thể giảng bài và phát triển chương trình giảng dạy, hay có thể viết sách ứng dụng lập trình, hoặc nhận đào tạo cho những người trẻ cũng muốn làm ở lĩnh vực này, vậy thì dú có 40, 50 tuổi anh ta cũng sẽ chẳng phải lo lắng đến cái gọi là nguy cơ nghề nghiệp.

Rất nhiều người không thể chuyển mình là bởi họ không có năng lực cạnh tranh cốt lõi, tiếp đó là thiếu đi những năng lực kết hợp tương quan khác, cuối cùng khép mình lại, không chịu ra ngoài kết giao bạn bè, tìm kiếm cơ hội mới….

Vì vậy, đối với những người như vậy, làm việc 10 năm rồi cũng có ích gì?

Từ đầu đến cuối chỉ biết nhìn người khác thăng chức, tăng lương, nhưng như vậy vẫn chưa đủ thảm đâu, thảm hơn là ở chỗ một khi nguy cơ nghề nghiệp xảy đến, họ nếu không thể từ bỏ cái danh vọng cao ngất ngưởng của mình, đồng thời không chịu chuẩn bị cho mình năng lực đi ứng phó, nhưng người như vậy, sớm muộn cũng sẽ bị xã hội cạnh tranh khốc liệt này đào thải.

Như Quỳnh

Cùng chuyên mục
XEM