Năm 2030, sẽ có 70% di tích quốc gia trên cả nước cần được tu bổ, tôn tạo: ‘Ông lớn’ Sika đưa ra giải pháp bền vững chuyên biệt

29/04/2024 09:26 AM | Kinh tế vĩ mô

Trên thực tế, những giải pháp này đã được ứng dụng thành công tại nhiều công trình nổi tiếng như Chùa Thiền Lâm, Huyền Không Sơn Thượng… và nhiều di tích lịch sử khác tại Huế, góp phần tôn tạo di sản, gìn giữ những công trình lịch sử đặc sắc tại mảnh đất Cố Đô.

Tại Festival Sinh viên Kiến trúc toàn quốc lần thứ XIV (HUSC 2024), đại diện Sika Vietnam trình bày về quá trình phục dựng và bảo tồn di sản văn hóa, cung cấp các kiến thức và giải pháp bền vững chuyên biệt cho dự án địa phương. Đây là hoạt động do Hội Kiến trúc sư Việt Nam và Trường đại học Khoa học (Đại học Huế) tổ chức, thu hút hơn 800 giảng viên, sinh viên kiến trúc đến từ 29 trường đại học trong nước và quốc tế.

Năm 2030, sẽ có 70% di tích quốc gia trên cả nước cần được tu bổ, tôn tạo: ‘Ông lớn’ Sika đưa ra giải pháp bền vững chuyên biệt - Ảnh 1.

Hội thảo Di sản kiến trúc trong dòng chảy phát triển với sự tham dự của nhiều chuyên gia đầu ngành

Thực tế cho thấy, đến năm 2030 sẽ có 70% di tích quốc gia trên cả nước cần được tu bổ, tôn tạo nhưng quá trình này đang gặp phải nhiều thách thức. Thứ nhất là các di tích thường có kiến trúc phức tạp, quy mô công trình quá lớn, gây khó khăn trong việc phục hồi. Thứ 2 là nguồn lực hiện tại còn khan hiếm. Cụ thể, cả nước chỉ có 2 trung tâm tu bổ phục chế tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam và Bảo tàng Lịch sử. Trong khi đó, các trường mỹ thuật lại chưa đào tạo chuyên ngành này. Cùng với sự tàn phá khắc nghiệt của thời gian thì sự chậm trễ trong việc trùng tu đang đẩy nhiều di tích đứng trước nguy cơ trở thành phế tích.

Năm 2030, sẽ có 70% di tích quốc gia trên cả nước cần được tu bổ, tôn tạo: ‘Ông lớn’ Sika đưa ra giải pháp bền vững chuyên biệt - Ảnh 2.

Ông Trần Thanh Mẫn - Giám đốc Hệ thống Xây dựng Hoàn thiện Sika Việt Nam chia sẻ về phương pháp phục dựng, bảo tồn các di sản tại Huế do Sika tham gia

Theo đó, ông Trần Thanh Mẫn - Giám đốc Hệ thống Xây dựng Hoàn thiện Sika Việt Nam, đã đề cập đến 4 năng lực cần thiết để trở thành đối tác bảo tồn di sản văn hóa gồm: Hiểu về thành phần hóa học và tính chất vật liệu; Hiểu kỹ thuật thi công đã áp dụng cho công trình trong quá trình xây dựng; Có chuyên môn và kinh nghiệm bảo tồn và phục dựng công trình di sản; Có chuyên môn trong nghiên cứu lịch sử, phương pháp so sánh, tiêu chuẩn liên quan và tài liệu.

Bản thân Sika đã đạt được nhiều thành công trong việc bảo tồn các di tích khắp thế giới. Chẳng hạn như Khu phức hợp Trường học của số 1 Lyceum Hippocrates ở Kos, Hy Lạp được xây dựng từ những năm 1920 và 1930, bị hư hại nặng sau trận động đất tháng 7 năm 2017; hay Cầu Ohio Missouri Historic (được xây dựng từ năm 1912) bị ăn mòn nghiêm trọng và bị phá hủy kết cấu do cơn bão lớn năm 1935, xuất hiện nhiều vết nứt gây ảnh hưởng đến chức năng của công trình và đến sự an toàn của người sử dụng.

Với các di tích tại Huế, Sika tham gia cung cấp các hệ thống giải pháp cho việc tu sửa các di tích tại các khu vực của công trình như sửa chữa sàn mái hư hỏng, chống thấm lại các khu vực trong nhà và ngoài trời kháng tia UV, chống thấm lại ban công, sân thượng, sơn chống thấm tường ngoài, sửa chữa kết cấu và nứt bê tông... Những giải pháp này đã được ứng dụng thành công tại nhiều công trình nổi tiếng như Chùa Thiền Lâm, Huyền Không Sơn Thượng… và nhiều di tích lịch sử khác tại Huế, góp phần tôn tạo di sản, gìn giữ những công trình lịch sử đặc sắc tại mảnh đất Cố Đô. 

Ngọc Tú

Cùng chuyên mục
XEM